BẢO TRÌ HỆ THỐNG

 BẢO TRÌ HỆ THỐNG ĐIỆN NHẸ VÀ BMS

 

  1. Khái niệm bảo trì.

Bảo trì là bất kỳ hành động nào nhằm duy trì các thiết bị không bị hư hỏng ở  một tình trạng vận hành đạt yêu cầu về mặt độ tin cậy và an toàn và nếu chúng bị hư hỏng thì sửa chữa chúng về tình trạng này.

  1. Bảo trì  không kế  hoạch: Chiến lược bảo trì này được xem như là “vận hành cho đến khi hư hỏng”. Nghĩa là không hề có bất kỳ một kế hoạch hay hoạt động bảo trì nào trong khi thiết bị đang hoạt động cho đến khi hư hỏng. Bảo trì không kế hoạch được hiểu là công tác bảo trì được thực hiện không có kế hoạch hoặc không có thông tin trong lúc thiết bị đang hoạt động cho đến khi hư hỏng. Nếu có một hư hỏng nào đó xảy ra thì thiết bị đó sẽ được sửa chữa hoặc thay thế.
  2. Bảo trì có kế hoạch: là bảo trì được tổ chức và thực hiện theo một chương trình đã được hoạch định và kiểm soát.
  1. Mục tiêu của bảo trì
  • Duy trì các đặc trưng, công năng của công trình, để đảm bảo công trình được khai thác phù hợp với yêu cầu của thiết kế trong suốt thời gian sử dụng, vận hành công trình.
  • Duy tu bảo dưỡng sửa chữa các thiết bị máy móc, nâng cao tuổi thọ thiết bị, đưa ra những cảnh báo sớm, hạn chế phòng ngừa những sự cố rủi ro làm ảnh hưởng đến tình trạng hoạt động của hệ thống
  • Lưu lại toàn bộ cơ sở dữ liệu thực tế phục vụ cho việc vận hành, sửa chữa bảo trì hệ thống sau này
  • Vận hành tiết kiệm năng lượng sử dụng cho tòa nhà
  1. Mô tả dịch vụ.

   a. Bảo trì, bảo dưỡng trong trường hợp sự cố nhỏ:

  • Bao gồm các công việc như khắc phục, sửa chữa khi hệ thống có lỗi.
  • Lỗi hệ thống phát hiện do nhân viên vận hành hệ thống. Sau khi phát hiện nhân viên vận hành báo cho đơn vị bảo trì hệ thống biết để khắc phục và sửa chữa sự cố trong thời gian gần nhanh nhất có thể.
  • Lỗi hệ thống phát hiện do nhân viên bảo trì hệ thống. Sau khi phát hiện sự cố nhân viên bảo trì cần báo ngay cho người quản lí và vận hành hệ thống biết, cùng các bên giám sát và thực hiện khắc phục sự cố sớm nhất có thể.
  • Thông tin về trạng thái lỗi, các đề xuất kỹ thuật, quy trình hành động sẽ được cung cấp ngay cho bên vận hành để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu thời gian thiết bị ngừng hoạt động.

     b. Bảo trì, bảo dưỡng hệ thống định kì:

Bao gồm các công việc sau:

– Kiểm tra kỹ thuật chi tiết cho toàn bộ hệ thống, các thiết bị phụ, môi trường hoạt động (phần cứng, phần mềm nguồn điện, các yếu tố môi trường nhiệt độ, độ ẩm, tỷ lệ bụi, UPS nguồn điện dự phòng…)

+) Kiểm tra cầu đấu, điểm đấu nối trong và ngoài tủ điều khiển

+) Kiểm tra tình trạng hoạt động các thiết bị điều khiển.

+) Kiểm tra trình trạng hoạt động hệ thống cáp điều khiển.

+) Thống kê lại tình trạng và hiện trạng hệ thống từ máy chủ.

+) Kiểm tra môi trường

+) Kiểm tra hoạt động của cơ cấu báo hỏng của toàn bộ hệ thống

+) Kiểm tra cơ sở dữ liệu

– Phát hiện lỗi, hư hỏng và các hiện tượng nguy hiểm trong quá trình kiểm tra kỹ thuật. Thực hiện sửa chữa tại chỗ hoặc tìm kiếm giải pháp trong thời gian nhanh nhất.

– Thay thế các hư hỏng phần cứng nếu có phần cứng dự phòng

– Đánh dấu nhãn và hoàn công lại nếu có sai sót

– Cập nhật các software, firmware mới nhất để đảm bảo thiết bị hoạt động ổn định.

–  Backup software, firmware, file cấu hình của các thiết bị.

– Vệ sinh tủ điều khiển, thiết bị trong tủ điều khiển và thiết bị ngoại vi bao gồm các việc: hút bụi, vệ sinh chân giắc, kết nối, vệ sinh bo mạch.

– Chuẩn bị báo cáo về kết quả kiểm tra và đề xuất sửa chữa các trục trặc hoặc các vấn đề có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của thiết bị tìm thấy trong quá trình bảo dưỡng phòng ngừa và/hoặc quá trình vận hành thiết bị. Kết quả bảo trì được thông báo, gồm có:

+) Trạng thái của hệ thống và các bộ phận có liên quan.

+) Lỗi hoặc hư hỏng đã được phát hiện, giải pháp đã được thực hiện hoặc phương hướng giải quyết.

+) Các lưu ý hoặc khuyến cáo nếu có.

  c. Công tác chỉnh sửa, bổ sung, thay đổi nhỏ:

Căn cứ vào các yêu cầu của người sử dụng cần chỉnh sửa, bổ sung, thay đổi nhỏ các tính năng/chức năng của hệ thống liên quan đến người sử dụng đó. Nhà thầu sẽ thực hiện các yêu cầu này.

  d. Dịch vụ khẩn cấp:

– Trong các trường hợp khẩn cấp, Dịch vụ Khẩn cấp sẽ cung cấp sự hỗ trợ 24/24 giờ trong ngày. Dịch vụ Khẩn cấp sẽ khôi phục hoạt động của các hệ thống bị lỗi trong thời gian nhanh nhất có thể được.

– Dịch vụ Khẩn cấp được sử dụng thông qua một số điện thoại khẩn cấp được thông báo trong hợp đồng bảo trì.

– Các ví dụ về trường khẩn cấp điển hình:

+) Toàn bộ hệ thống không làm việc.

+) Một phần của hệ thống không làm việc gây nên những hạn chế nhất định cho toàn hệ thống.

+) Lỗi tạo ra những hạn chế đáng kể trong việc quản lý hệ thống.

+) Hỏng phần dự phòng làm giảm sút độ tin cậy của hệ thống.

   e. Công tác cải tiến và bổ sung lập trình cho hệ thống:

Căn cứ vào việc hoạt động điều khiển tại một số khu vực chưa được hợp lý gây lãng phí, tổn hao điện năng. Đơn vị bảo trì lên phương án cải tiến, tối ưu hóa chương trình điều khiển phù hợp với mục đích sử dụng